Khi có tổ chức đô thị, hiển nhiên phải có lịch pháp và hệ đếm. Ví như một số người cần thực hiện một tác vụ dài ngày, họ cần có lịch để lập kế hoạch phối hợp. Người nông dân cần lịch tiết khí và lịch trăng để vào vụ gieo trồng phù hợp thời tiết khí hậu. Ở chợ cần có hệ đếm để trao đổi hàng hóa….
Hệ can chi cung cấp ba hệ đếm, đó là hệ thập phân (can), hệ thập nhị phân (chi), hệ lục thập phân (hoa giáp). Như vậy hệ thập phân với sự có mặt của lịch can chi thì đã có từ bảy nghìn năm trước.
Các đạo sĩ của nền văn minh Indus tính lịch thế nào. Đầu tiên là đã có chữ viết, điều đó cho phép lập lịch dạng bảng qua việc đếm ngày với hệ đếm lục thập phân. Còn thiết lưu trữ và tính toán lịch thì qua khảo cổ học ta đã có bằng chứng về đồ đồng có ngay từ nguyên Mậu Tí.
Các vật dụng bằng đồng này đã tồn tại hằng năm nghìn năm mà vẫn giữ được hình dạng chứng tỏ trình độ pha chế và đúc đồng đã có ngay từ đầu kỷ nguyên. Vậy cũng đồng nghĩa với việc hoàn toàn có cơ chế tựa như máy Antikythera ngay từ đầu kỷ nguyên.