Như vậy, qua Tiên thiên bát quái và Kinh dịch cho thấy có hai loại tượng người trong Tự nhiên đó là tượng người Càn và tượng người Khôn. Sự tương tác biến động của hai tượng này là động lực cho bánh xe lịch sử quay theo thời gian. Vào thời Bĩ, khi mà người Càn bành trướng và đồng hóa xung quanh thì phần tinh hoa của người Khôn sẽ thiên di đến nơi khời đầu cho thời Thái của nguyên sau. Từ đó, có thể giải nghĩa chồng quái Địa Hỏa Minh Di 地 火 明 夷 như sau:
Thoán từ: 明夷利艱貞 – minh di lợi gian trinh .Thiên di sẽ gặp nhiều gian khổ, cần giữ sự chính đáng, tấm lòng trung trinh.
*Hào 1: 明夷于飛 垂其翼君子于行三日不食有攸往主人有言 – minh di vu phi thùy kì dực quân tử vu hành tam nhật bất thực hữu du vãng chủ nhân hữu ngôn .Thiên di ra biên cần nhanh chóng và cốt ở hỗ trợ của vây cánh (bộ phận ở lại chặn hậu hỗ trợ thiên di đi thoát). Người quân tử dẫn đội hình thiên di cần giữ nghiêm quân lệnh, dù ba ngày không ăn gặp sự cố vẫn phải ra mệnh lệnh được.
*Hào 2: 明夷夷于左股用拯馬壯吉 – minh di di vu tả cổ dụng chửng mã tráng cát . Ánh sáng sẽ hồi sinh khi thiên di về bên trái (Thanh Long). Khi thiên di cần sử dụng những con ngựa khỏe mạnh thì tốt. Ở đây có hai chữ lặp lại 夷夷 – di di là thuật ẩn nghĩa của tổ tiên ta, tức là ánh sáng tàn lụi đến tận cùng sẽ hồi sinh. Bên tả khi đối địch với sự bành trướng phương Bắc là hướng Tây. Việc sử dụng những con ngựa khỏe để đi nhanh, đây là bộ phận tinh hoa thiên di ra biên ải phía Tây và phải vượt qua Tây tạng.
*Hào 3: 明夷于南狩得其大首不可疾貞 – minh di vu nam thú đắc kì đại thủ bất khả tật trinh .Bộ phận thiên di đi phía Nam cần từng bước lùi lại, nhận phần phòng thủ ở tuyến đầu (chặn hậu cho bộ phân thiên di đi phía Tây), cố giữ càng lâu càng tốt.
Hào này cho chúng ta thấy hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi xung trận và nữ tướng Phật Nguyệt Động Đình Hồ “một tay nhổ núi Thái sơn, một tay nhổ núi Nga Mi” chặn bước tiến của giặc phương Bắc, hỗ trợ chồng, cha, anh và con cái đi thoát về phía Tây. Sau bộ phận này lùi đến Bắc Việt Nam, nhờ dãy Hoàng Liên Sơn che chắn phía Bắc mà định lại (không lùi nữa, có một tỉnh được định danh là Nam Định), để ý các tỉnh thành phía Bắc Việt Nam được định danh như một Trung Nguyên thu nhỏ.
*Hào 4: 入于左腹獲明夷之心于出門庭 – nhập vu tả phúc hoạch minh di chi tâm vu xuất môn đình .Bộ phận thiên di đi phía tả (phía Tây) cần tập hợp về trung tâm, sau đó đi đường cửa chính. Trung tâm văn minh Động Đình hồ nói chung và thành Thăng Long Việt nam nói riêng có bốn cửa, trong đó cửa Nam là cửa chính. Điều đó nghĩa là sau khi tập hợp sẽ đi về phía Nam, sau vòng phía Tây, tức đi sau lưng tuyến phòng thủ che chắn.
*Hào 5: 箕子之明夷利貞 – ki tử chi minh di lợi trinh .Con tạo xoay vần, nắm được thời điểm thiên di sẽ có lợi là chính.
*Hào 6: 不明晦初登于天後入于地 – bất minh hối sơ đăng vu thiên hậu nhập vu địa .Không sáng suốt chọn đúng thời điểm sẽ hối hận, trước đi lên trời (lên Tây tạng), sau vào được vùng đất mới (trung tâm của nguyên sau, sau khi vượt qua Tây tạng).