Lịch Can chi biện luận

Tiên thiên bát quái là đồ hình mô tả vũ trụ và môi trường sống tự nhiên của con người (vũ trụ quan). Kinh dịch là kinh thư cổ chỉ ra các quy luật hành xử của nhân sinh trong môi trường sống (nhân sinh quan). Đồ hình Tiên tiên bát quái, đồ hình 64 chồng quái và tên chồng quái (định danh) có ngay từ khởi thủy. Phần thoái từ và hào từ được viết theo từng nguyên (3600 năm) bởi đấng khởi sinh nguyên hoặc đệ tử của Ngài tùy theo địa điểm trung tâm của văn minh nguyên đó. Như vậy, Kinh dịch là “sách Trời” trong đó hàm chứa các quy luật Tự nhiên và cách ứng xử phù hợp, cũng là thiên cơ cho người quân tử dẫn dắt chúng sinh.
Quay lại với văn minh nguyên thủy Động Đình Hồ, điều gì đã xảy ra với nền văn minh này khi bước vào vận Bệnh Tử của khởi nguyên Mậu Tí (2913BC – 2313BC). Cũng như nền văn minh nguyên thủy Ai cập cùng vận, họ phải thiên di đến vùng đất mới, sau đó hồi sinh nền văn minh vào nguyên kế tiếp Kỷ Sửu (1113BC – 2487AC). Có một chồng quái trong Kinh Dịch là “bí kíp” định hướng cách hành xử của họ trong hai vận Bệnh Tử, khi mà nền văn minh của mình tàn lụi dần theo quy luật tất yếu của Tự nhiên. Đó là chồng quái Địa Hỏa Minh Di (地 火 明 夷 – địa hỏa minh di).
Chúng ta đã biết người phương Bắc có tượng là quái Càn, người phương Nam có tượng là quái Khôn. Các hành xử trong thời Thái và Bĩ là bốn cặp chồng quái đối ứng giữa Càn, Khôn và Ly (chiến tranh), Khảm (hòa bình). Người phương Nam dụng Thủy (hòa bình) sinh Mộc để trồng trọt và xây dựng nền văn minh. Người phương Bắc dụng Hỏa (chiến tranh) sinh Thổ để chiếm đoạt đất đai rồi sở hữu.
Thời Thái, người Càn:
– Nửa đầu tương ứng với chồng quái Thủy Thiên Nhu 水 天 需, chữ 需 (nhu) nghĩa là thu mình, ẩn nấp, chờ đợi thời cơ.
– Nửa sau tương ứng với chồng quái Thiên Thủy Tụng 天 水 訟, chữ 訟 (tụng) nghĩa là bắt đầu trỗi dậy dẫn đến kiện tụng tranh đoạt lẫn nhau.
người Khôn:
– Nửa đầu tương ứng chồng quái Thủy Địa Tỉ 水 地 比, chữ 比 (tỉ) nghĩa là quần tụ sau người dẫn đầu, tiến lên khai khuẩn đất hoang cho trồng trọt.
– Nửa sau tương ứng chồng quái Địa Thủy Sư 地 水 師, chữ 師 (sư) nghĩa là kinh sư, thủ đô, trung tâm, xây dựng trung tâm nền văn minh của nguyên.
Thời Bĩ, người Càn:
– Nửa đầu tương ứng chồng quái Thiên Hỏa Đồng Nhân 天 火 同 人, chữ 同 人 (đồng nhân) nghĩa là tập hợp lực lượng dùng chiến tranh để bành trướng và đồng hóa xung quanh. Lúc này đã có khái niệm nô lệ.
– Nửa sau tương ứng chồng quái Hỏa Thiên Đại Hữu 火 天 大 有, chữ 大 有 (đại hữu) nghĩa là sở hữu, hưởng thụ to lớn, tức là chiếm thành đoạt đất để sở hữu và hưởng thụ. Lúc này đã có khái niệm thiên tử. Khi tích lũy, sở hữu quá lớn sẽ xảy ra chiến tranh tự hủy diệt lẫn nhau để tranh đoạt hòng sở hữu thêm dẫn đến tự thanh lọc mà phải thu mình ở đầu nguyên sau.
người Khôn:
– Nửa đầu tương ứng chồng quái Địa Hỏa Minh Di 地 火 明 夷, chữ 明 夷 (minh di) nghĩa là ẩn giấu ánh sáng, thiên di đi nơi khác. Để ý chữ tượng hình 夷 – di, cho thấy một người đang đi, trên mình gồng gánh đồ đạc, dắt theo con cái. Thiên di nguyên nghĩa là đi đến vùng đất chưa biết trước.
– Nửa sau tương ứng chồng quái Hỏa Địa Tiến 火地晉, chữ 晉 (tiến, tấn) nghĩa là tiến theo người quân tử trên đường thiên di. Đến được đúng vùng đất trung tâm của nguyên sau sẽ hồi sinh. Điều này cũng tương ứng với câu “Bất chiến tự nhiên thành” trong Sấm Trạng Trình của nhà tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm
Như vậy, Kinh dịch chính là “cẩm nang” để người quân tử nắm rõ thiên cơ, dẫn dắt muôn dân của mình vượt qua thời Bĩ đi đến được vùng đất mới, chờ Đấng Siêu nhiên (Phật Pháp) giáng trần để phục hồi Pháp lực, hồi sinh nền văn minh ở nguyên sau.

Leave a Comment