Thực chất lịch Julius là một lịch dạng bảng được tính sẵn trên cơ sở ngày Julius là thuần túy số học . Nhưng khi lịch pháp chuyển giao từ người Hy lạp sang La Mã họ đã ẩn dấu bí mật của việc thêm ngày nhuận tức ngày tính năm nhuận có 366 ngày. Việc này khiến cho ngày đầu năm lịch Julius bị trôi dạt khỏi ngày chuyển tiết Lập xuân cũng như lễ Phục sinh bị trôi dạt khỏi điểm Xuân phân. Các nhà thiên văn học Công giáo đã nhận thấy điều này và đã có cải cách hình thành lịch Gregorius hiện đang dùng phổ biến trên thế giới, mà ta hay gọi là Dương lịch. Hiện nay theo mô hình thiên văn VSOP và ELP-2000/82 thì điểm đầu năm lệch trước tới hơn ba mươi ngày so với điểm chuyển tiết lập xuân, điều này khiến cho cả thế giới đón năm mới vào ngày đông chí ở bắc bán cầu và hạ chí ở nam.
Việc trôi dạt là do nguyên nhân một năm trung bình có 365.2564 ngày. Cho nên việc thêm năm nhuận mỗi bốn năm một lần chỉ đáp ứng phần dư .25, còn lại phân .0064 sẽ gây trôi dạt một ngày mỗi một trăm năm. Vậy lịch Can chi cũng là lịch dạng bảng tính toán năm nhuận thế nào, có lẽ chúng ta cần tìm hiểu thêm.