Như vậy theo lịch can chi thì vào năm 2913 trước công nguyên thì bước vào vận Bệnh của nguyên đầu tiên Mậu tí, cũng là thời mạt pháp lần thứ nhất. Lúc này bản thân nền văn minh Indus bắt đầu suy sụy, pháp lực duy trì văn minh bởi các đạo sĩ bắt đầu suy yếu. Phía Bắc các chủng tộc du mục Saka (thuộc Kim) nổi lên cướp bóc khắc nơi. Gần nền văn minh Indus có chủng người Aryan (gốc Iran ngày nay, còn gọi là văn minh ngựa) du mục liên tục bành trướng về phía Nam. Đến năm 2613 trước công nguyên thì vận Tử bắt đầu. Người của nền văn minh Indus bị giết hại có thể thấy qua bằng chứng khảo cổ.
Hình ảnh được chết xuất từ:
This Mysterious Civilization Predates the Sumerians & Egyptians – Harappan Civilization
Xác chết nằm rải rác khắp nơi trên đường phố và nhà ở với những nỗi kinh hoàng trên xương hàm.
Như vậy, cư dân văn minh Indus phần bị giết hại, phần bị bắt làm nô lệ đưa lên phía Bắc tiểu lục địa Ấn độ, nơi có các nhà nước đầu tiên của dân du mục Asyan (Nê pan ngày nay) và nhóm người này chính là gốc cho Phật tái sinh ở Nê pan vào hai vận Thai, Dưỡng (1713 – 1113 trước Công nguyên) của nguyên này, đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được bàn đến ở phần sau.
Có một điều đặc biệt là chữ viết Indus chỉ có các văn bản ngắn trên các di vật mà các nhà khảo cổ gọi là con dấu. Thực chất đấy là một dạng tiền tệ của nền văn minh, các con vật là số đếm, ví như có hình ngựa có thể hiểu là bảy đồng, hoặc bảy trăm đồng….. Một nền văn minh cao như vậy sao không có những cuốn lịch dạng bảng, hay các tác phẩm thơ ca, lịch sử…. mà đặc trưng là văn bản dài. Có thể giả thuyết rằng một bộ phận cư dân nền văn minh Indus đã trốn thoát bằng đường biển xuống phía nam. Chỉ có biển mới ngăn được vó ngựa của quân Asyan và họ đã mang theo được hầu hết các cổ văn của mình đi, chúng ta cũng sẽ còn dõi theo bước chân của họ về phía Nam ở các phần sau.