Luận chứng đầu tiên là ngày Julius và điểm khởi đầu của nó. Có thể thấy nó không do người Hy lạp tạo ra, bởi vì thời đó người Hy lạp chưa có kính thiên văn và đo đếm thời gian bằng đồng hồ cát và cây gậy dưới ánh mặt trời. Hơn nữa, nếu là người Hy lạp tạo ra thì ngày khởi nguyên không là ngày vào thiên nhiên kỷ 4 trước công nguyên mà sẽ là ngày đặc biệt mở đầu kỷ nguyên và liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng của họ. Như dương lịch do người La mã tạo ra lấy ngày 1/1/1 là ngày mở đầu kỷ Công nguyên, liên quan đến Đức chúa Giê-su và được vận hành bởi nhà thờ Công giáo. Như vậy, ngày Julius phải đến từ bên ngoài Hy lạp và việc đổi tên thành Julius là nhằm hợp pháp hóa nó như một cơ sở tính toán dương lịch để nó được vận hành đến ngày nay.
Từ ngày Julius ta có thể tính được các điểm tiết khí cho các năm một cách dễ đàng, chính xác mà không cần mô hình thiên văn hiện đại và ngày Julius 1 là ngày chuyển tiết Đại hàn. Với việc đếm ngày Julius có lẽ một vạn năm mới cần khởi nguyên lại.