Lịch Can chi biện luận

Để đếm được ngày Julius thì cỗ máy lịch pháp Antikythera làm thế nào. Ta có hình ảnh lắp ghép của ba mảng chính A, B, C từ các hình ảnh tư liệu gốc năm 1905, dù độ phân giải thấp nhưng nó là hình ảnh sơ khai lúc vừa trục vớt, tàn tích còn bám được trên bề ngoài chứa rất nhiều thông tin của hệ thống. Qua đó có thể hình dung được phần bị nước biển xâm thực và cuốn trôi.


Từ hình ảnh lắp ghép ta có thể hình dung cỗ máy có cơ cấu đồng hồ giờ chạy bằng dây cót. Trục dây cót được chế tạo chắc chắn kèm lỗ lên dây cót từ bên ngoài. Đồng hồ giờ chạy một vòng 12 canh giờ sẽ được đếm một ngày, thông tin giờ được truyền đông liên tục vào cơ cấu đếm ngày cơ số 60 và kết quả sẽ hiển thị trên năm vành đồng tâm, mỗi vành có 60 cung (ô) ghi thiên can địa chi của lục niên hoa giáp. Riêng vành ngoài cùng trên các ô có thêm 11 vạch trong mỗi ô để hiển thị 12 canh giờ. Một vạch chỉ thị cố định trên mặt máy sẽ cho biết là mấy giờ và là ngày Julius thứ bao nhiêu từ ngày khởi nguyên. Năm vành đồng tâm được gá trên các kẹp đỡ gắn cố định trên vỏ máy, một kẹp đỡ có hai má kẹp trong và ngoài có gối đỡ bi để giàm lực ma sát khi vành xoay, sẽ có ít nhất hai kẹp đỡ hai bên. Cơ cấu truyền động ngang được gắn cố định trên kẹp đỡ hoặc trên vỏ máy và đĩa tròn có tác dụng như lò xo ép khớp răng truyền động để chống rơ cơ khí và chốt vành khỏi các rung động từ bên ngoài.
Năm vành đếm ngày có dung lượng 60 * 60 * 60 * 60 * 60 = 777.600.000 ngày, hôm nay là ngày 2.460.419.

Ảnh tư liệu xuất xứ từ:
https://www.amphilsoc.org/sites/default/files/2019-03/attachments/Jones.pdf
https://www.semanticscholar.org/reader/0a2589ccadfa701c9795cc40e819f8b0c6a90c7f

Leave a Comment